Vừa mới đây, một bé trai 4 tuổi ở Mỹ tử vong do “chết đuối trên cạn”. Vậy, chết đuối trên cạn là gì – nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện và cách xử lý chết đuối trên cạn như thế nào?
Vừa mới đây, một bé trai 4 tuổi ở Mỹ tử vong do “chết đuối trên cạn”. Vậy, chết đuối trên cạn là gì – nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện và cách xử lý chết đuối trên cạn như thế nào?
1. Chết đuối trên cạn là gì?
Chết đuối trên cạn hay còn gọi là chết đuối khô, chết đuối thứ cấp. Đó là hiện tượng nước tích tụ trong phổi sau khi nạn nhân được cứu khỏi đuối nước hoặc đi tắm về. Nó xảy ra ở cả trẻ và người lớn.
2. Biểu hiện
Hiện tượng chết đuối trên cạn không có biểu hiện ngay tức thời mà nạn nhân vẫn có thể đi lại trò chuyện bình thường. Tuy nhiên, trong vòng 1 – 72 giờ sau khi xuống nước nếu nạn nhân sẽ có những biểu hiện như:
- Cảm thấy mệt mỏi sau khi tắm xong hoặc vừa đuối nước.
- Khó thở.
- Các biểu hiện khác như khó chịu, thay đổi tâm trạng đột ngột.
3. Nguyên nhân
Lúc rơi xuống nước, đặc biệt khi vùng vẫy thì nạn nhân sẽ hít nước vào phổi, qua phế quản vào các phế nang gây tổn thương. Chính vì điều này nên dù đuối nước nhưng khi nạn nhân lên bờ tim vẫn đập, thở bình thường.
Nhưng do lượng nước đọng trong phổi dần lấp khoảng trống chứa oxy của phổi làm giảm oxy cung cấp cho máu gây ra tình trạng tái tím mặt mày, khó thở, mạch nhanh, giật ở đầu chi và thậm chí sùi bọt mép dẫn tới tử vong.
4. Làm gì khi bị đuối trên cạn?
Nếu thấy những biểu hiện chết đuối trên cạn cần nhanh chóng cần thực hiện các bước sơ cứu cơ bản như:
- Đặt nạn nhân vác lên vai, 2 chân phía trước, đầu chúc ra sau để nước chảy ra, làm động tác này chỉ 5 – 10 giây.
- Kiểm tra mạch, nếu không đập nữa thì hà hơi thổi ngạt, nhấn mạnh ở ngực cho tim đập trở lại.
Thực hiện hô hấp nhân tạo cho nạn nhân. Ảnh minh họa. I.T
- Thực hiện động tác hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân thở thì thôi. Tìm mọi cách để người bị nạn tỉnh trở lại.
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
5. Những cách đề phòng
Theo các bác sĩ và chuyên gia, có thể ngăn ngừa chết đuối trên cạn bằng các biện pháp phòng ngừa thích hợp với nước như:
- Luôn theo dõi con khi trẻ xuống nước hoặc chơi gần ao, hồ, bồn tắm...
- Chỉ cho trẻ bơi ở những khu vực có nhân viên cứu hộ.
- Nếu nhà có hồ bơi, nên lắp rào chắn xung quanh hồ bơi.
- Không để con bơi một mình.
- Chú ý an toàn khi đi thuyền: luôn đeo áo phao khi đi thuyền bất kể người lớn hay trẻ nhỏ.
- Cho con học bơi và các lớp học về an toàn dưới nước (trẻ trên 4 tuổi nên học bơi).
- Ngoài ra, phụ huynh và người chăm sóc trẻ nên biết cách hồi sức tim phổi (kết hợp ấn ngực và hô hấp nhân tạo bằng miệng).
- Đối với trẻ lớn, hãy dạy con kiến thức về chết đuối trên cạn để con tự đề phòng rủi ro cũng như biết tự nhận biết các dấu hiệu bất thường của cơ thể để kịp thông báo cho cha mẹ.
Nguyên Vỹ (tổng hợp)
Theo Dân Việt