Về những “góc khuất” trong đầu tư của Tập đoàn TH Truemilk

  • Admin
  • 28-03-2019
  • 2240 Lượt xem

Gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa ra những sai phạm của Tập đoàn Sữa TH trong việc đầu tư. Như việc Tập đoàn TH thuê 2345ha đất thuộc nông trường sông Hiếu tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với thời hạn 70 năm, miễn tiền thuê đất trong vòng 15 năm đầu. Sau khi thuê, Tập đoàn TH tiến hành xây dựng nhà máy sữa và nông trường chăn nuôi bò sữa. Sau đó, Tập đoàn thế chấp 2345ha đất và được chi nhánh Ngân hàng phát triển Nghệ An cho vay 2000 tỷ đồng. Dư luận cho rằng việc thuê đất này là trái với các quy định của pháp luật. Vụ việc liệu có đúng như thực tế, số tiền vay gần 10 năm Tập đoàn TH đã trả cho ngân hàng chưa?

Một vấn đề khác mà dư luận quan tâm, đó là vụ Tập đoàn TH mua nhà máy đường Nghệ An và Cty Anglo đang bị thua lỗ giải thể với số tiền 45 triệu USD gây ra một sự thất thoát lớn. Liệu vấn đề này có đúng không? Và một số dự án khác mà Tập đoàn TH đầu tư cũng cần làm rõ.

Theo báo cáo tài chính năm 2015, 2016 và 2017 đã được kiểm toán, vốn chủ sở hữu của sữa TH như sau:

Theo số liệu trên,vốn cổ phần của sữa TH trong 03 năm đều là 3,8 tỷ đồng; tuy nhiên do hoạt động sản xuất kinh doanh của sữa TH liên tục lỗ, đến 31/12/2017, lỗ lũy kế là 1.095.118.724.298 đồng dẫn đến vốn cổ phần của sữa TH chỉ còn 2.704.883.275.702 đồng;

Do lỗ liên tục trong sản xuất kinh doanh dẫn tới đến 31/12/2017 vốn cổ phần của các cổ đông là cá nhân và vốn cổ phần của cổ đông là doanh nghiệp bị thâm hụt với số tiền là 1.095.118.724.298 đồng.

Về việc quản lý các khoản nợ phải trả: Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán 03 năm của sữa TH, số dư khoản nợ phải trả của sữa TH như sau:

Theo số liệu trên, từ năm 2015 đến năm 2017 mặc dù hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của sữa TH đã có xu hướng giảm, nhưng khoản nợ phải trả của Cty trong 03 năm chiếm quá cao so với nguồn vốn chủ sở hữu, có nghĩa là Cty đã phải đi vay mượn nhiều hơn so với số vốn hiện có của mình để hoạt động, do vậy Cty sẽ gặp rất nhiều khó khăn về vốn để trả nợ, nhất là các món nợ đến hạn phải trả hàng năm;

Về việc quản lý các khoản nợ phải thu: Đến thời điểm 31/12/2017, tổng giá trị các khoản nợ phải thu ngắn hạn là 587.622.004.881 đồng, trong đó phải thu ngắn hạn của khách hàng là 153.805.743.233 đồng, phải thu ngắn hạn khác là 343.325.285.522 đồng;

Tập đoàn TH không thực hiện việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi nhằm bảo toàn vốn theo quy định tại Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 18/6/2013 của Bộ Tài chính.

Năm 2017 phát sinh nghiệp vụ AVSI vay sữa TH là 223.328.000.000 đồng (đang treo phải thu ngắn hạn khác AVSI); không hiểu sữa TH cho AVSI vay để thực hiện mục đích gì và hiệu quả cho vay này ra sao?

Về việc đầu tư tài chính dài hạn: Đến 31/12/2017, số dư đầu tư tài chính dài hạn là 1.447.028.374.424 đồng; trong đó:

Đầu tư vào Cty con:

Là 01 Cty Anglo Vietnam Sugar Invenstment Limited (“AVSI”) với tổng số vốn đã đầu tư là 646.737.192.761 đồng (tỷ lệ vốn sở hữu là 100%); cụ thể:

Đầu tư từ năm 2014 trở về trước với tổng số vốn là 1.442.528.374.424 đồng (tỷ lệ vốn sở hữu là 84,7%, địa chỉ “AVSI” tại Nghệ An);

Năm 2016 tổng số vốn sữa TH đã đầu tư là 646.737.192.761 đồng (tỷ lệ vốn sở hữu là 100%, địa chỉ “AVSI” tại British Virgin Islands);

Năm 2017, tổng số vốn sữa TH đã đầu tư là 646.737.192.761 đồng (tỷ lệ vốn sở hữu là 100%, địa chỉ “AVSI” tại British Virgin Islands);

Năm 2017, sữa TH thoái toàn bộ vốn đã đầu tư tại cty con là Cty CP Đầu tư phát triển nguyên liệu TH vùng Đông Bắc Nghệ An với số vốn đã thoái là 76.500.000.000 đồng. Báo cáo tài chính chưa làm rõ khi thoái vốn có lỗ không? Tình hình thu lợi tức hàng năm của món đầu tư này như thế nào?

Đầu tư vào cty liên kết:

Sữa TH đầu tư vào 02 công ty liên kết:

Cty CP Công nghệ và Môi trường xanh TH: Đầu tư từ trước năm 2015 với vốn đã đầu tư là 1.100.000.000 đồng; đến 31/12/2017 số vốn đã đầu tư vẫn là 1.100.000.000 đồng.

Cty CP Tập đoàn TH: Đầu tư năm 2017 là 3.400.000.000 đồng;

Việc đầu tư vào 02 cty liên kết này có hiệu quả không? Có thu được lợi tức không? Có phải trích lập dự phòng tổn thất tài chính cần phải được làm rõ?

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (gồm các khoản tiền gửi có kỳ hạn và các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác):

Đến 31/12/2017, sữa TH đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn vào AVSI là 795.791.181.663 đồng tương ứng với 11.674.174 cổ phiếu, trong đó: 15% cổ phiếu ưu đãi hạng nhất có thể mua lại không chuyển đổi tích lũy là 11.640.222 cổ phiếu tương ứng 794.293.618.412 đồng; 15% cổ phiếu ưu đãi hạng nhất có thể mua lại không chuyển đổi tích lũy là 33.952 cổ phiếu tương ứng 1.497.563.251 đồng.

Việc đầu tư này có hiệu quả không? Có thu được lợi tức không? Có phải trích lập dự phòng tổn thất tài chính theo quy định không?

Về việc vay vốn của sữa TH, các khoản vay và nợ ngắn hạn: Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của sữa TH, đến 31/12/2017 các khoản vay và nợ ngắn hạn của sữa TH là 1.082.660.637.992 đồng, trong đó: Nợ ngắn hạn NH Bắc Á – Chi nhánh Vinh là 541.076.876.000 đồng; Nợ dài hạn đến hạn trả là 541.583.761.992 đồng;

Các khoản vay và nợ dài hạn: Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của sữa TH đến 31/12/2017 các khoản vay và nợ dài hạn của sữa TH là 3.846.516.277.748 đồng, trong đó: Vay các cá nhân là 2.187.514.082.526 đồng; Vay Ngân hàng PT VN – Chi nhánh Nghệ An là 1.075.341.541.813 đồng; Vay Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Vinh là 399.648.884.025 đồng; Vay Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Maritime bank) là 174.011.769.382; Vay cty CP Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là 10.000.000.000 đồng;

Về hàng tồn kho: Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán 03 năm của sữa TH, số dư hàng tồn kho của sữa TH như sau:

Theo báo cáo tài chính, Cty sữa TH không thực hiện việc trích lập dự phòng hàng tồn kho cho phần giá trị dự kiến bị tổn thất do các khoản suy giảm trong giá như: Do giảm giá, do kém phẩm chất… có thể xảy ra đối với vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho dựa trên bằng chứng hợp lý suy giảm giá trị tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán.

Không rõ trong năm 2018, Tập đoàn TH đã thực hiện trả nợ như thế nào và làm ăn có lãi hay không? Nhưng dư luận cho rằng: Với khoản nợ khổng lồ hàng chục nghìn tỷ, Tập đoàn TH khó có thể trả nợ khoản vay đó; thông qua báo cáo tài chính nêu trên, tài chính của Tập đoàn TH “không mấy sáng sủa” và thậm chí có thể phá sản. Việc Ngân hàng Bắc Á Bank cho Tập đoàn TH vay vốn với lượng vốn lớn liệu có đúng quy chế hoạt động của ngân hàng cũng cần được kiểm tra làm rõ?

Trong khi tập đoàn thua lỗ nhiều năm, nhiều khoản vay lớn không được thanh toán, nhưng Tập đoàn TH lại tiếp tục đầu tư “siêu dự án” chừng khoảng 2 tỷ USD sang Liên bang Nga. Dư luận cho rằng, liệu bà Chủ tịch hội đồng Tập đoàn Thái Hương có lấy mục tiêu kinh doanh làm đầu hay đây là vụ “rửa tiền” của cá nhân bà và nhóm lợi ích đứng sau? Tất cả những việc đã nêu trên các cơ quan chức năng cần vào cuộc, làm rõ.

Duy Nguyên (baoxaydung.com.vn)

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/ve-nhung-goc-khuat-trong-dau-tu-cua-tap-doan-th-truemilk.html?fbclid=IwAR0jGbtWEyIInssmRczu9Qv45IleVNujaYcddq4qXfpiG9ZH5IQ62R_xHQk


Or use your account on Blog

Error message here!

Hide Error message here!

Forgot your password?

Or register your new account on Blog

Error message here!

Error message here!

Hide Error message here!

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Error message here!

Back to log-in

Close