Dưới đây là một trong những thực phẩm trị táo bón hiệu quả cho bà bầu.
Nguyên nhân gây ra việc bà bầu bị táo bón
Nhiều người trước khi mang thai không hề bị táo bón nhưng sau đó, bị triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Có thể nguyên nhân là do thai nhi chèn ép vào cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác dẫn đến việc bà bầu bị táo bón là do thói quen ăn uống của các bà bầu, khiến tình trạng này càng trở nên nặng hơn, do vậy, để trị táo bón cho bà bầu hiệu quả, chế độ ăn uống là cực kỳ quan trọng.
Trị táo bón đúng cách với những loại thực phẩm an toàn để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi
Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của bà bầu thay đổi rất nhiều, gây ra ảnh hưởng nhiều đến đường ruột và hệ tiêu hóa. Lượng hormone bà bầu tiết ra giúp nới lỏng các cơ trong cơ thể người mẹ và giúp thai nhi phát triển. Ngược lại, các cơ nới lỏng cũng đẩy áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến việc đào thải chất thừa ra ngoài gặp khó khăn.
Khi mang thai, bà bầu nào cũng được khuyên bổ sung nhiều sắt để phòng chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tuy nhiên, chất sắt có quá nhiều trong cơ thể người mẹ cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. Những thực phẩm sau đây sẽ giúp mẹ bầu thoát khỏi nỗi ám ảnh táo bón.
Cà rốt giúp bà bầu trị táo bón
Cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.
Cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C
Ngô
Ngô là loại ngũ cốc thô có hàm lượng chất xơ cao, có thể kích thích nhu động ruột và tăng tốc bài tiết phân táo bón tốt khi đang mang thai. Tất nhiên, ngô cũng có nhiều lợi ích khác cho mẹ bầu như nhuận tiểu, điều hòa huyết áp, tăng cường sự trao đổi chất…Lời khuyên: Chị em nên tránh ăn quá nhiều, dễ gây đau bụng, buồn nôn, đầy hơi.
Không chỉ có tác dụng trị táo bón, ngô còn đem lại nhiều lợi ích khác cho bà bầu
Khoai sọ, khoai lang
Khoai sọ, khoai lang là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng cơ bản cho mẹ bầu. Khoai môn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch. Bà mẹ mang thai ăn khoai sọ và khoai lang có thể thúc đẩy nhu động ruột, không giúp người mẹ hấp thụ và tiêu hóa protein cùng chất dinh dưỡng khác nhanh chóng, mà còn có khả năng loại bỏ các chất béo lắng đọng ở thành mạch máu, có tác dụng điều trị táo bón rất tốt khi mang thai và béo phì.
Quả sung
Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào.
Mẹ bầu nên ăn sung để đạt hiệu quả trong việc trị táo bón
Bà bầu bị táo bón có thể trị táo bón bằng cách: Sắc 9g sung tươi 9g uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 – 5 quả. Sung giúp nhuận tràng tốt hơn nếu các mẹ ăn sung cả vỏ. Khi chọn sung, hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm. Sung là một trong những loài quả dễ thối nên chỉ nên trữ khoảng 1,2 ngày. Nếu không có sung tươi, các mẹ có thể thay thế bằng sung khô.
Chuối
Chuối rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón mà mẹ bầu nên dung nạp hàng ngày. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối khi bụng trống không hoặc ninh chín chuối (ninh cả vỏ), có tác dụng nhuận tràng lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.Mẹ bầu nên nhớ chỉ nên ăn chuối chín hoặc chuối đã nấu chín, tránh ăn chuối xanh nhé.
Chuối có nhiều chất xơ, tốt cho mẹ bầu đang bị táo bón
Bí đỏ
Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ (hay bí ngô) là một trong những thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai. Nó là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6. Hơn nữa, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu. Ngoài ra, bí ngô còn dồi dào chất xơ, giúp mẹ bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.