Thương hiệu và sự giả dối!

  • Admin
  • 04-11-2017
  • 1311 Lượt xem

Để có được một thương hiệu mạnh, uy tín và chiếm được niềm tin của người tiêu dùng quả thật không hề dễ dàng. Bởi thế, khi đang trong sự hào nhoáng, đẳng cấp của thương hiệu lại lòi ra cái “sự dan dối” nhằm đạt mục đích lợi nhuận cao, thì hỏi sao niềm tin của “thượng đế” đang như một “tòa lâu đài” bỗng chốc đổ sụp xuống dưới chân!

Hoàng Khải còn nổi đình đám với những triết lý kinh doanh

Để có được một thương hiệu mạnh, uy tín và chiếm được niềm tin của người tiêu dùng quả thật không hề dễ dàng. Bởi thế, khi đang trong sự hào nhoáng, đẳng cấp của thương hiệu lại lòi ra cái “sự dan dối” nhằm đạt mục đích lợi nhuận cao, thì hỏi sao niềm tin của “thượng đế” đang như một “tòa lâu đài” bỗng chốc đổ sụp xuống dưới chân!

Sự dối trá “trốn” trong “nhung lụa”

Vải lụa là một sản phẩm không chỉ làm mê mẩn người Việt, mà còn rất được yêu thích trên thị trường toàn cầu, đặc biệt dành cho phái đẹp. Tục ngữ có câu: “Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân” để thấy rằng tầm quan trọng, vẻ đẹp của lụa tạo nên vẻ bề ngoài của con người: đẹp, sang trọng và quý phái. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ là phẩm chất tốt đẹp bên trong của một con người, cái cốt lõi để tạo nên một vẽ đẹp hoàn thiện nhất.

Có lẽ là người thấu hiểu tầm quan trọng của lụa, Hoàng Khải nắm bắt cơ hội để khởi nghiệp, kinh doanh bằng nghề Tơ lụa. Chia sẻ trên tạp chí Forbes, ông Khải cho biết: “Từ thời niên thiếu, tôi đã kinh doanh tơ lụa ở Hàng Gai”.

Ông chủ Khaisilk khởi đầu công việc kinh doanh của mình từ một cửa hàng thêu nhỏ của gia đình ở phố Hàng Gai, Hà Nội. Từ năm 17 tuổi, ông đã tham gia kinh doanh giúp đỡ cha mẹ. Năm 25 tuổi, ông Khải bỏ học ở Nhạc viện để  chính thức thành lập Khải silk.

Từ tầm nhìn chiến lược, khâu thiết kế đẳng cấp, chiến lược truyền thông khôn ngoan của ông Khải đã giúp cho thương hiệu Khaisilk phất lên nhanh chóng, nổi tiếng trên khắp thị trường không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Một thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế, có thể nói là niềm tự hào của người Việt, khăn lụa Khaisilk rất được yêu thích, thậm chí nó trở thành một món quà tặng cho những người đặc biệt, những dịp đặc biệt.

Khăn lụa Khaisilik bị khác hàng tố có "Made in China"

Khaisilk tưởng chừng như một dấu ấn trường tồn, nhưng đáng tiếc, sự dối trá “trốn” trong “nhung lụa” rồi cũng lòi ra, lụa Khaisilk có xuất xứ từ Trung Quốc. Thời gian gần đây, vụ bê bối về các sản phẩm luạ của thương hiệu Khaisilk xuất xứ từ Trung Quốc đã tràn ngập thông tin trên các mặt báo, mạng xã hội, đa phần phẫn nộ trước hành vi dan dối, đánh lận con đen về một thương hiệu Việt tạo được niềm tin của người tiêu dùng hàng thập kỷ.

Ông chủ thương hiệu Khaisilk, Hoàng Khải đã thừa nhận trước công chúng và cơ quan truyền thông báo chí là 50% sản phẩm lụa Khaisilk có xuất xứ từ Trung Quốc. Ông Khải đã cúi đầu nhận lỗi với khách hàng và hứa sẻ đền bù thiệt hại!? Tuy nhiên, theo lý giả của ông Khải, thì quả thật khó chấp nhận: “Mặt hàng  lụa là một trong những sản phẩm làm nên thương hiệu nổi tiếng và riêng biệt cho tập đoàn này. Tuy nhiên, do sự phát triển mở rộng sang nhiều lĩnh vực như bất động sản, du lịch, ẩm thực...kinh doanh lụa tơ tằm không được quan tâm , đầu tư, giám sát chặt chẽ nên đã phát sinh hệ lụy thiếu kiểm tra.”

Gáo nước lạnh dội vào niềm tin hàng Việt

Theo như lý giải của ông chủ thương hiệu Khaisilk, thì sai sót là điều khó kiểm soát trong làm ăn. Điều này đặt cho người tiêu dùng nhiều câu hỏi: liệu sai sót này có xảy ra hàng thập kỷ qua? Đây là sai sót hay sự dan dối, mập mờ trong kinh doanh? Và như thế, liệu lời xin lỗi của ông Khải có xoa dịu sự tức dận của người tiêu dùng?

Trong khi chiến dịch phát động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang được cổ vũ, hưởng ứng và đón nhận nhiệt tình trong suốt thời gian qua...thì vụ bê bối sản phẩm mang thương hiệu Việt Khaisilk lại có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc chẳng khác nào như gáo nước lạnh dội vào niềm tin của người tiêu dùng Việt.

Trên các diễn đàn, mạng xã hội đa phần lên án hành vi gian dối của thương hiệu Khaisilk, nhưng không ít người cũng đứng ra bênh vực cho ông Khải. Họ bênh vực ông Khải vì cho rằng, sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng chất lượng không kém, cái dở của ông Khải là mập mờ thông tin nguồn gốc xuất xứ với người tiêu dùng!?

Bênh vực hay cổ xúy cho hành vi kinh doanh dan dối? Chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Nếu công bố sản phẩm tơ lụa có xuất xứ từ Trung Quốc ngay từ đầu thì liệu thương hiệu Khaisilk có thành công, gây được tiếng vang lớn như ngày hôm nay? Trong khi, tâm lý đa phần của người tiêu dùng đều thiếu cảm tình  với những sản phẩm, hàng hóa có nguông gốc từ Trung Quốc và đặc biệt là thiếu minh bạch nguồn gốc xuất xứ!

Theo ông Phạm Khắc Hà, chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc cho biết: “Việc bỏ mác nước ngoài đi đưa mác Việt Nam vào tôi cho là việc làm này phi đạo đức vì đây chính là hành vi lừa dối khách hàng, không trung thực. Ngay tại địa phương, chúng tôi luôn nhắc nhở các cửa hàng kinh doanh phải minh bạch về nguồn gốc sản phẩm. Nếu lụa là hàng ngoại nhập thì phải ghi rõ là hàng nhập, hàng Việt Nam ghi rõ là Việt Nam và lụa Vạn Phúc phải có in tên tuổi đàng hoàng”.

Không chỉ gây mất niềm tin cho người tiêu dùng về một thương hiệu nổi tiếng, Hoàng Khải phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng về hành vi kinh doanh dan dối của mình.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho biết: “Theo quy định của Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mặt hàng mà Khaisilk kinh doanh được xác định là hàng giả do hàng hóa Khaisilk kinh doanh có một phần xuất xứ từ Trung Quốc nhưng khi cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa lại được dán nhãn với nội dung sản xuất tại Việt Nam, căn cứ vào Điểm e Khoản 8 Điều 3, “Hàng giả gồm: Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;”

Căn cứ vào quy định Điểm a Khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa bị cấm thực hiện hành vi sau: “1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây: a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;”. Hành vi của gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa của Khaisilk đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, hành vi trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 tùy theo mức độ của hành vi”.

Hiện tại, cơ quan chức năng tại Hà Nội đã có những động thái quyết liệt với việc kinh doanh mập mờ nguồn gốc xuất xứ tại các cửa của thương hiệu Khaisilk. Ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương cho biết: “ qua kiểm tra lực lượng chức năng đã thu nhiều mẫu sản phẩm tại cửa hàng của Khasilk có giá trị khoảng 30 triệu đồng. Theo báo cáo sơ bộ, các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm. Việc Khaisilk thay đổi nhãn mác khăn lụa từ "Made in China" sang "Khaisilk made in Vietnam" có dấu hiệu khá rõ của hành vi làm giả xuất xứ. Bản thân Chủ tịch tập đoàn Khaisilk, ông Hoàng Khải thừa nhận sai phạm này”.

Ước mơ về việc tạo dựng một thương hiệu Việt Nam vươn tầm Quốc tế là khao khát của biết bao doanh nhân người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thế nhưng việc kinh doanh mập mờ, thiếu trung thực, kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” thì không thể chấp nhận được!

Chuyển vụ Khaisilk bán khăn lụa Trung Quốc sang ơC quan điều tra. Chiều ngày 30/10/2017, Bộ trưởng Bộ công thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì họp với các đơn vị liên quan để nghe báo cáo về việc kiểm tra và xử lý vụ vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa của sản phẩm khăn lụa Khaisilk.

Theo đó, Bộ công thương Trần Tuấn Anh đã yêu cầu Cục quản lý thị trường chỉ đạo đơn vị chức năng ra quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự sang Phòng cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội đối với cơ sở kinh doạnh hàng dệt may do bà Nguyễn Thu Nga là chủ hộ kinh doanh, địa chỉ số 113 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội để ddieuf tra, xử lý.

Bộ trưởng cũng chỉ đạo thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm đại diện các cơ quan chức năng như: Công an, hải quan, thuế, khoa học công nghệ, Hiệp hội dệt may, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng tiến hành kiểm tra, làm rõ những vấn đề liên quan đến dấu hiệu vi phạm về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa của sản phẩm khăn lụa Khaisilk.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đè nghị UBND TP. Hà Nội, UBND TP. HCM có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành để làm rõ dấu hiệu vi phạm của Tập đoàn Khaisilk, Công ty TNHH Khải Đức và chi nhánh của Công ty TNHH Khải Đức tại 113 Hàng Gai.

Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng để thu thập thêm thông tin, dấu hiệu vi phạm liên quan đến vụ việc trên.

Trước đó Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có chỉ đạo Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh xem xét thông tin về việc một cửa hàng tại Hà Nội của Tập đoàn Khaisilk bán khăn vừa có mác "KHAISILK - Made in Việt Nam" vừa có "Made in Chi na".


Đình Quân (BVPL)


 


Xem nhiều nhất

Quan tâm nhất

Or use your account on Blog

Error message here!

Hide Error message here!

Forgot your password?

Or register your new account on Blog

Error message here!

Error message here!

Hide Error message here!

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Error message here!

Back to log-in

Close