Thị trường chứng khoán có thể sẽ sớm quay trở lại đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ tăng về mức kháng cự 1.165 điểm. Đồng thời, nhịp điều chỉnh có thể nhanh chóng kết thúc và thị trường sớm quay trở lại đà tăng, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và thị trường có thể đang giai đoạn điều chỉnh kỹ thuật khi các chỉ báo kỹ thuật tăng vào vùng quá mua.
Đồng thời, nhịp điều chỉnh có thể nhanh chóng kết thúc và thị trường sớm quay trở lại đà tăng, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và thị trường có thể đang giai đoạn điều chỉnh kỹ thuật khi các chỉ báo kỹ thuật tăng vào vùng quá mua.
Sau 4 phiên liên tiếp tăng điểm tốt, VN-Index đã gặp áp lực điều chỉnh quanh vùng giá 1.160 điểm để kiểm tra lại vùng giá 1.150 điểm tương ứng đường giá trung bình MA200 phiên trên đồ thị tuần. Kết phiên giao dịch ngày 9/1, VN-Index giảm 1,60 điểm (-0,14%) về mức 1.158,59 điểm. HNX-Index giảm 0,83 điểm (-0,35%) về mức 232,50 điểm. Độ rộng trên 2 sàn niêm yết nghiêng về tiêu cực khi áp lực bán ngắn hạn gia tăng mở rộng hơn với 427 mã giảm giá (10 mã giảm sàn), 222 mã tăng giá (7 mã tăng trần) và 139 mã giữ giá tham chiếu.
Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 20.098,48 tỷ đồng, giảm nhẹ 4,16% so với phiên trước, duy trì vượt mức trung bình, thể hiện dòng tiền ngắn hạn vẫn đang duy trì trong thị trường, nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh với thanh khoản giảm, tuy nhiên vẫn có nhiều nhóm mã như dầu khí chịu áp lực bán khá mạnh. Các cổ phiếu nhóm dầu khí sau áp lực điều chỉnh phiên trước, tiếp tục có diễn biến kém tích cực, áp lực bán gia tăng mạnh hơn, thanh khoản gia tăng khá tiêu cực khi giá dầu cũng điều chỉnh khá mạnh, với: PVT (-2,46%), PVS (-2,39%), PVD (-2,19%), BSR (-2,13%)...
Kết phiên giao dịch ngày 9/1, VN-Index giảm 1,60 điểm (-0,14%) về mức 1.158,59 điểm
Các cổ phiếu bất động sản sau phiên tăng giá mạnh đã phân hóa hơn, đa số chịu áp lực điều chỉnh, thanh khoản ở mức trung bình như: NHA (-1,96%), SJS (-1,73%), CEO (-1,72%), NVL (-1,45%)... ngoài các mã tăng giá tích cực, thanh khoản duy trì vượt mức trung bình ITC (+3,60%), TCH (+1,89%), CII (+1,64%)... Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có diễn biến phân hóa mạnh, đa số chịu áp lực điều chỉnh sau giai đoạn tăng giá tốt với: ACB (-1,38%), ABB (-1,22%), TPB (-1,11%), BID (-0,75%)... ngoài CTG (+1,52%), MSB (+1,47%), TCB (+1,17%), VCB (+1,15%)... thanh khoản gia tăng tốt. Trong khí đó, các cổ phiếu phân bón trước thông tin Bộ Tài chính đề xuất áp thuế suất 5% với mặt hàng phân bón thay vì không chịu thuế như hiện tại, khi sửa Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), đã có diễn biến khá nôi bật như: BFC (+4,28%), DCM (+1,09%), DPM (+0,89%)...
Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), với nền tảng tích lũy ngắn hạn tốt kỳ vọng VN-Index sẽ test thành công ngưỡng cản này để tiến vào khu vực kỳ vọng tích lũy trung hạn. Trung hạn thị trường sẽ cần tiến tới khu vực căn bằng để hình thành nền tích lũy mới với kỳ vọng trong biên độ 1.150 điểm - 1.250 điểm.
“Thị trường đang trong nhịp tăng ngắn hạn và thoát khỏi kênh tích lũy và vượt qua vùng 1.150 điểm. Trong ngắn hạn, VN-Index có thể có rung lắc quanh ngưỡng cản 1.160 điểm. Đối với nhà đầu tư ngắn hạn cần thận trọng do VN-Index có khả năng điều chỉnh và rung lắc quanh ngưỡng này. Với nhà đầu tư trung - dài hạn, thị trường đang dần củng cố và hình thành nền tảng tích lũy nhưng quá trình này sẽ kéo dài, nhà đầu tư trung dài hạn hoàn toàn có thể giải ngân nhưng với quan điểm mua tích lũy dần vì thời điểm hình thành uptrend mới sẽ còn khá dài”, chuyên gia của SHS nêu quan điểm.
Còn theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC), thị trường ngày 9/1 ghi nhận phiên giảm điểm đầu tiên sau 7 phiên tăng điểm liên tiếp, khi áp lực chốt lời ngắn hạn gia tăng. Điểm tích cực là khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì ở mức cao so với trung bình 20 phiên, cho thấy lực cầu bắt đáy vẫn luôn thường trực để nâng đỡ thị trường. Tuy nhiên, thị trường có thể tiếp tục quá trình điều chỉnh, tích lũy thêm trong một vài phiên giao dịch sắp tới, trước khi quay lại chinh phục ngưỡng kháng cự 1.160 điểm và trở lại xu hướng tăng.
VN-Index có thể tăng về mức kháng cự 1.165 điểm (Ảnh minh họa: KT)
“Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức trung bình, và tập trung vào việc cơ cấu lại danh mục trong các nhịp rung lắc”, chuyên gia của ASEANSC lưu ý.
Trong khi đó, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, thị trường có thể sẽ sớm quay trở lại đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ tăng về mức kháng cự 1.165 điểm. Đồng thời, nhịp điều chỉnh có thể nhanh chóng kết thúc và thị trường sớm quay trở lại đà tăng, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và thị trường có thể đang giai đoạn điều chỉnh kỹ thuật khi các chỉ báo kỹ thuật tăng vào vùng quá mua, nhưng chỉ số VN-Index có thể sẽ hướng về mức 1.185 điểm trong vài phiên tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý vẫn trong vùng lạc quan và thay đổi không đáng kể cho thấy cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn vẫn còn cao.
“Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục”, chuyên gia của YSVN khuyến nghị.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 10/1
Theo Diệp Diệp/VOV.VN