Du lịch Việt Nam: Mục tiêu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn

  • Admin
  • 22-09-2016
  • 565 Lượt xem

Có thể nói khâu yếu nhất của du lịch Việt Nam là chưa định vị được thương hiệu và cách xúc tiến du lịch

Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Theo Báo Lao động, Năm 2015, ngành du lịch đón trên 7,94 triệu lượt khách quốc tế, 57 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 338.000 tỉ đồng. So với các nước ASEAN, Việt Nam đứng thứ 5 về số lượng khách du lịch quốc tế, chỉ bằng 27% của Thái Lan, 31% so với Malaysia, 52% so với Singapore. Xét về cơ cấu khách quốc tế, lượng khách đến từ khu vực Đông Bắc Á chiếm tỉ trọng cao nhất, trong đó khách Trung Quốc chiếm tới 22,4%, tiếp đến là Hàn Quốc 14%.

(Ảnh minh họa) 

  Theo đại diện của một hãng du lịch nổi tiếng, Việt Nam ngày càng có nhiều điểm du lịch mới mở ra thu hút khách quốc tế. Nhiều điểm du lịch trong nước được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích, như: Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014, hang Sơn Đoòng được Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng của thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới 2014… Bên cạnh đó, năm 2015 đánh dấu sự xuất hiện của nhiều dự án đầu tư du lịch quy mô lớn, cao cấp của nhiều nhà đầu tư chiến lược ở nhiều địa bàn trọng điểm. Nhiều khách sạn nghỉ dưỡng của Việt Nam được vinh danh trong các bảng xếp hạng khách sạn, khu nghỉ dưỡng hàng đầu Châu Á…

Bên cạnh đó, việc thiếu điểm đến nổi trội, khác biệt để cạnh tranh với các nước trong khu vực cùng công tác quản lý điểm đến và môi trường du lịch còn nhiều bất cập; nguồn nhân lực du lịch hạn chế về số lượng, chất lượng; một số giá trị văn hóa, lịch sử, nhất là lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc chưa được khai thác hiệu quả phục vụ phát triển du lịch; định hướng phát triển du lịch có trách nhiệm, du lịch bền vững, dựa vào cộng đồng chưa được thể hiện rõ...

Cách nào kết nối chặt hơn

Ở góc độ vĩ mô, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện nêu ra hạn chế rõ nhất thời gian qua đối với du lịch là nhận thức giữa các cấp, ngành, địa phương  chưa đồng bộ; công tác xã hội hóa phát triển du lịch chưa được đẩy mạnh; mức độ mở cửa quốc tế chưa cao; hệ thống giao thông phục vụ phát triển du lịch còn hạn chế...

Để đạt được mục tiêu chung đó, Bộ VHTT&DL đặt ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch. Trong đó, toàn ngành này sẽ ưu tiên tập trung nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí quan trọng của du lịch, tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết 92, Chỉ thị 18 và Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch…

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch diễn ra tại TP Hội An, Quảng Nam vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Tôi rất ấn tượng khi tất cả đều có tâm huyết phát triển kinh tế thành ngành mũi nhọn của đất nước. Việt Nam chưa có phố đèn đỏ; Việt Nam không biến thành casino tràn lan, phải có quy hoạch, quản lý; dân tộc Việt Nam đi lên không phải bằng những con đường đó, chỉ quy hoạch một số địa điểm chứ không phải tràn lan…”.

Theo Thủ tướng, trong 5 năm tới, Việt Nam chưa thành lập Bộ Du lịch; trước mắt địa phương nào thực sự xem du lịch là kinh tế mũi nhọn, Chính phủ và Thủ tướng sẽ xem xét cho thành lập. Về vấn đề cảnh sát du lịch, Bộ Công an đã có dự án sẽ trình lên Chính phủ thời gian tới...


Or use your account on Blog

Error message here!

Hide Error message here!

Forgot your password?

Or register your new account on Blog

Error message here!

Error message here!

Hide Error message here!

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Error message here!

Back to log-in

Close