Khi ăn phải thịt lợn nhiễm sán, những triệu chứng có thể gặp là rối loạn tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, cảm thấy buồn nôn, thậm chí nôn ra cả đốt sán.
Bệnh ấu trùng sán lợn
Bệnh ấu trùng sán lợn mà dân gian gọi là bệnh lợn gạo (sán gạo) do lợn ăn phải trứng sán vào ruột thành ấu trùng, theo hệ bạch mạch hoặc lớp tổ chức đến ký sinh ở cơ vân của lợn. Ấu trùng còn ký sinh ở các cơ quan nội tạng, nhất là ở não, mắt, tủy sống. Người mắc bệnh do ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh còn sống như ăn nem, ăn tái, tiết canh...
Biểu hiện của bệnh gồm: sờ thấy các nang nhỏ ở dưới da hay lẩn sâu trong cơ bằng hạt đậu, di động không đau, bóp chặt căng phồng. Có thể bị mỏi, giật cơ; ở mắt gây lồi nhãn cầu, lệch trục nhãn cầu gây lác, nhìn đôi, đôi khi thấy ấu trùng sán di chuyển trong nhãn cầu, ấu trùng ký sinh làm bong võng mạc, giảm thị lực và mù. Ấu trùng ở cơ tim gây ảnh hưởng nhịp tim, van tim, suy tim. Ở não, ấu trùng thường gây triệu chứng nhức đầu, động kinh, mất trí nhớ.
Chu kỳ sinh phát triển của sán dây lợn. Ảnh st
Khi ăn phải thịt lợn nhiễm sán, những triệu chứng có thể gặp là rối loạn tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, cảm thấy buồn nôn, thậm chí nôn ra cả đốt sán. Trường hợp nặng hơn có thể khiến cơ thể bị yếu cơ, sụt cân nghiêm trọng, thiếu máu và rối loạn thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực tới hệ vi sinh vật đường ruột ở trong cơ thể.
Đây là căn bệnh khó điều trị nên việc phòng bệnh rất quan trọng. Chú ý, không nên ăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín; không dùng phân tươi để bón, tưới rau.
Cách nhận biết thịt lợn chứa giun sán
Một biện pháp rất đơn giản để phát hiện thịt lợn bị nhiễm giun sán là cắt thịt theo thớ dọc và quan sát, tìm kiếm dọc theo thớ thịt. Nếu bạn thấy miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.
Một dấu hiệu khác cho thấy miếng thịt lợn bị nhiễm sán đó là thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hay vàng xám nằm song song với thớ thị.
Ngoài ra, khi thấy miếng thịt lợn có cảm giác cứng khi sờ, không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính, không mềm mại vì có thể miếng thịt này đã bị ướp urê hoặc có chứa hàn the.
Để phòng bị nhiễm sán như thế nào?
Để phòng bị nhiễm sán do ăn thịt lợn, thịt bò, thịt gà, điều đầu tiên mọi người nên nhớ là phải nấu chín thịt trước khi ăn. Các nang sán có thể bị tiêu diệt trong nước sôi 100 độ C và đun kỹ khoảng 10 phút, tuy nhiên, không loại trừ sẽ bị nhiễm chất độc hại từ các ấu trùng sán sản sinh ra. Trường hợp luộc cả miếng thịt lớn hoặc thịt để đông lạnh sẽ rất khó loại bỏ hết nang sán trong thịt. Vì vậy, cách an toàn nhất khi dùng và chế biến thịt là lựa chọn thịt tươi ngon, không nhiễm sán và không ăn chín tái.
Mẹo phân biệt thịt tươi ngon, thịt kém tươi
1. Khi mua thịt cần chú ý phần liên kết giữa phần nạc và phần mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có dịch vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt nuôi bằng chất tạo nạc. Thịt lợn nuôi bằng chất tạo nạc thường có màu đỏ bất thường và sáng, bóng hơn bình thường, tuy nhiên lại dễ bị biến thành màu đỏ sậm ngả sang đen, khi ăn thường có cảm giác khô, không có vị béo của thịt.
2. Thịt ngon, mới có màu hồng tự nhiên không lợt, không quá đậm; mỡ màu trắng bạch; bề mặt cắt có độ rít, không bị tươm nước, không đổ nhớt và có độ đàn hồi cao.
Mẹo: Lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Tủy lợn bám chặt vào thành ống tủy, màu trong, đàn hồi. Khi luộc hoặc chế biến, nước canh trong, mùi vị thơm ngon, trên mặt có nổi một lớp mỡ với vết mỡ to.
3. Thịt kém tươi và ôi sẽ hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng. Màng ngoài nhớt nhiều hay bắt đầu nhớt. Mỡ màu tối, độ rắn giảm sút, mùi vị ôi. Mặt khớp có nhiều nhớt. Dịch hoạt đục. Nước canh đục, mùi vị hôi, trên mặt lớp mỡ, tách thành những vết nhỏ hoặc hầu như không còn vết mỡ nữa. Tủy róc ra khỏi ống tủy, màu tối hoặc nâu, mùi hôi..
4. Thịt lợn kém chất lượng hoặc lợn bệnh, lợn chết có màu đỏ bầm, nhũn nhão, độ đàn hồi kém, rỉ dịch nhiều, cắt sâu vào sẽ có máu (do heo chết trước khi chọc tiết nên máu còn tụ lại trong cơ thể). Nếu heo chết đã lâu, thịt heo bị phân hủy sẽ có mùi hôi; lớp bì tím bầm, nước luộc đục, không thơm...
5. Nhận biết các loại thịt lợn bệnh không nên mua:
- Lợn bị thương hàn bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím.
- Lợn bị tả có nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.
- Thịt lợn bị tụ huyết trùng có những mảng bầm, tụ máu.
- Lợn bị viêm gan thịt có màu vàng. Lợn đóng dấu bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.