5 tháng, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6%

  • Admin
  • 30-05-2023
  • 149 Lượt xem

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng của năm 2023 đạt tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2015 trở lại đây và tăng 28,3% so với 5 tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Khai thác tốt thị trường trong nước là một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Theo các chuyên gia, cần có những giải pháp đồng bộ theo dõi sát diễn biến, cung cầu giá cả các mặt hàng để có biện pháp điều tiết kịp thời, bảo đảm phân phối hàng hóa hợp lý giữa các vùng miền.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Năm ước đạt 519.000 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

5 thang, ban le hang hoa va doanh thu dich vu tieu dung tang 12,6 hinh anh 1

Ảnh minh họa.

Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê tổng hợp và phổ biến thông tin thống kê, Tổng cục Thống kê nhận định: “Điểm nổi bật về kinh tế phát triển xã hội nước ta trong tháng 5 và 5 tháng là về hoạt động thương mại và dịch vụ thì tăng cao so cùng kỳ. Tuy nhiên, để kịp thời có những giải pháp khắc phục khó khăn cũng như chủ động khai thác cơ hội để đạt được kết quả phát triển kinh tế xã hội cao nhất trong năm nay, phải tiếp tục theo dõi sát và cập nhật diễn biến tình hình kinh tế thế giới, đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng trong nước, triển khai hiệu quả các giải pháp phù hợp, kích cầu thương mại và dịch vụ phát triển du lịch”.

Thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã và đang thay đổi rõ rệt như chú trọng hơn tới các mặt hàng thiết yếu, giảm giá, khuyến mại và có sự so sánh giá để chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn thấp điểm mua sắm, thị trường vẫn được đánh giá là còn nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và nhà bán lẻ. Giảm chi phí, tăng khuyến mại, đa dạng các mô hình bán lẻ… là giải pháp để khơi dậy thị trường hàng hoá mà doanh nghiệp đang hướng tới.

Với chiến lược mới của doanh nghiệp, cùng đề xuất của Chính phủ về việc giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%, doanh nghiệp kỳ vọng doanh thu nửa cuối năm nay sẽ cải thiện.

Ông Lê Văn Liêm, Giám đốc khu vực miền Bắc, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) nhìn nhận: “Những sản phẩm mà sản xuất từ doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đã có những cải thiện rất là nhất định và đã có những chỗ đứng vị trí trong người tiêu dùng. Tôi nghĩ rằng là để các việc này là tốt hơn nữa, không chỉ riêng là Saigon Co.op mà tất cả các chuỗi bán lẻ khác, các đơn vị cùng với Nhà nước chúng ta làm sao để quảng bá, tuyên truyền hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa. Chất lượng hàng hóa cũng đã được cải thiện rồi thì cũng cải thiện hơn nữa để làm sao là phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay”.

Sự chuyển mình của xu hướng bán lẻ hay những thay đổi trong hành vi của người tiêu trong đang đặt ra nhiều thách thức cho các nhà bán lẻ Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tín hiệu tích cực là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm nay đạt tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2015 trở lại đây.

Điều này phần nào cho thấy hiệu quả từ sự điều hành của Chính phủ cũng như nỗ lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hồi phục sức mua thì không chỉ dựa vào giải pháp ứng phó tình thế, mà ngay thời điểm này, các hoạt động mang tính chiến lược, lâu dài cần được các doanh nghiệp tính đến.

Bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho rằng: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa năng lực cạnh tranh cũng như tiềm năng để sản xuất ngay để đáp ứng với nhu cầu thị trường, thứ nhất là về chất lượng, thứ hai là về bao bì mẫu mã tem nhãn, thứ ba nữa là về tiến độ, thời gian thực hiện cần phải tốt hơn. Ở đây thì năng lực của mình là mức độ thôi, là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phải phấn đấu hơn, phải cố gắng nữa”.

Để tháo gỡ nút thắt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm, Chính phủ đang trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT với các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10% trong 6 tháng, trừ một số lĩnh vực như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, viễn thông. Nếu được thông qua, Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% sẽ tác động lớn, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh... Đây cũng là nỗ lực của Chính phủ trong việc đồng hành hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng./.

Theo Bá Toàn/VOV1


Or use your account on Blog

Error message here!

Hide Error message here!

Forgot your password?

Or register your new account on Blog

Error message here!

Error message here!

Hide Error message here!

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Error message here!

Back to log-in

Close